Thầy trò Việt Đức- Nguyễn Siêu hết mình trong Ngày hội Khám phá Khoa học cùng Giáo Sư, Tiến Sỹ từ Anh Quốc
Thứ Năm - 20/03/2014
Ngày 1/3/2014 là một ngày đáng ghi nhớ của các thầy cô và học sinh hai trường THPT Việt Đức- Nguyễn Siêu, Hà Nội: Ngày hội khám phá khoa học (STEM) cùng các Giáo sư, Tiến sỹ của các trường đại học East Anglia, Exeter, Newcastle và Newcastle- Anh quốc.
Thuật ngữ STEM là viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Hiện nay, chuyên ngành STEM đang phát triển mạnh trên quy mô toàn cầu và được rất nhiều nhà tuyển dụng “săn lùng”. Tuy nhiên chuyên ngành này đang có sự thiếu hụt về lượng sinh viên theo học và lượng sinh viên này cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Để giải quyết vấn đề đó, chính phủ nhiều quốc gia cùng các trường Đại học đã có chính sách khuyến khích sinh viên theo học các chuyên ngành STEM bằng các suất học bổng, hỗ trợ tài chính cùng chính sách định cư cởi mở hơn đối với sinh viên tốt nghiệp STEM.
Gần 300 học sinh khối 10, 11, 12 và 10 thầy cô của hai trường Việt Đức- Nguyễn Siêu đã cùng 4 Giáo sư, Tiến sỹ- giảng viên các trường đại học East Anglia, đại học Exeter, đại học Newcasstle- “cháy” hết mình cho cuộc trải nghiệm 4 giờ học khoa học: Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học, giảng dạy theo Phương pháp của Anh.
Việt Đức- Nguyễn Siêu có các phòng thí nghiệm/ thực hành
và phòng máy tính rất hiện đại
I/ Lớp Vật Lý: “Thiết kế và sản xuất dây đai an toàn”:
Giáo viên là GS. Andy Robertson, là kỹ sư có bằng quốc gia (chartered), thành viên của Viện Vật lý. Trước khi bước sang giảng dạy, thầy làm việc cho Hải quân Hoàng gia và Kỹ sư Vũ khí, và làm Tư vấn Kỹ thuật. Thầy dạy toán và Vật lý ở nhiều trường và làm việc cho Into từ 2008.
Mục tiêu của giờ học là trả lời thấu đáo 3 câu hỏi:
1. Tại sao dây đai an toàn lại vô cùng cần thiết trong cuộc sống hiện đại?
2. Làm sao chỉ với dải lụa lại có thể cứu sống được con người?
3. Nguyên lý hoạt động của chúng ra sao?
Các bạn trong lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm trình bày suy nghĩ của minh và trách nhiệm là bảo vệ ý kiến nhóm mình trước trước giáo viên và các nhóm khác. Thôi thì các loại kỹ năng tranh luận, tranh cãi, bảo vệ, thuyết trình…được vận dụng, sôi nổi đến ấn tượng với vị Giáo sư đến từ Vương quốc Anh. Thầy Andy cho biết: “Tôi khá bất ngờ vì khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng như sự tự tin trong thuyết trình của các em. Các học sinh của tôi rất chủ động trong giờ học và tôi đánh giá cao cách tư duy của các em.”
Hình ảnh về lớp học Vật Lý của GS Andy
Dây đai an toàn – 1 sản phẩm của công nghệ và đời sống
GS. Andy giải thích nguyên lý hoạt động của đai an toàn
Thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
2/ Lớp Sinh học với chủ đề “Chiết xuất và quan sát DNA”:
Giáo viên là TS. Dawn Wilkinson, thầy có bằng Cử nhân Khoa học chuyên ngành Động vật học – Sinh thái động vật, Đại học Wales, Bangor, bằng Thạc sĩ ngành Vật ký sinh Ứng dụng; ngành Y – Côn trùng học tại trường Dược Nhiệt đới Liverpool và bằng Tiến sĩ về các bệnh vector, nghiên cứu ở thỏ.
Giờ học xoay quanh chủ đề: Bạn đã nghe nhiều về thuật ngữ DNA và cũng không mấy xa lạ với các mô hình chuỗi DNA vẫn thường xuất hiện trên TV hay các tiết sinh học. Tuy nhiên có bao giờ bạn tự hỏi trong thực tế DNA sẽ trông như thế nào.
Chỉ bằng 1 thí nghiệm không quá phức tạp dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Dawn Wilkinson, các bạn học sinh đã được tự tay chiết xuất DNA từ trái Kiwi và tận mắt quan sát DNA.
Các bạn cần đi găng tay cẩn thận trước khi tiến hành thí nghiệm nha
Thí nghiệm tuy đơn giản nhưng đòi hỏi bạn phải khéo léo và tập trung
lắng nghe hướng dẫn của giáo viên
Thu Hà, học sinh trong lớp cho biết: “em không ngờ là nội dung lại đơn giản, dễ hiểu đến vậy, mặc dù là về vấn đề khoa học. Rõ ràng là việc học- thực hành và quan sát làm cho em thấy dễ tiếp thu hơn rất nhiều, chưa kể giờ học rất hứng thú”
3/ Lớp Tin học học về “Lập trình hướng đối tượng (OPP)”
Giáo viên là GS. Chris Phillips, có bằng Cử nhân, Thạc sỹ và Tiến sỹ về phân tích số liệu và khoa học tính toán tại Đại học Liverpool. Thầy từng là giảng viên Khoa nghiên cứ máy tính tại ĐH Hull, và Khoa Thống kê và Toán học tại ĐH Liverpool.
Nội dung của bài giảng- chính xác là: “Lập trình hướng đối tượng (OPP)”.
Thực tế là ở Việt Nam, học sinh chỉ được học về lập trình ở bậc Đại học nếu như các em lựa chọn các chuyên ngành như CNTT, thiết kế, đồ họa… Ở nước ngoài thì khác, học sinh được tiếp cận với các ngôn ngữ lập trình cơ bản ngay từ bậc phổ thông.
Không đòi hỏi học sinh phải có nền tảng kiến thức lập trình, GS Chris hướng dẫn từng bước, từng bước, đơn giản, dễ hiểu để học sinh lập trình trên phần mềm Alice. Cuối giờ học, tất cả các học sinh đã có trong tay bản lập trình đầu tay của mình.
Vừa nghe thầy giảng vừa được thực hành trên máy tính
Lập trình không khó như chúng tớ vẫn nghĩ
“Rất thú vị. Tôi dự định học cử nhân CNTT vì tôi rất thích môn này. Nhưng tôi cứ tưởng lập trình là việc khó chết người và bắt buộc lên đại học mới học được. Hóa ra chúng ta có thể thậm chí tự học môn này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cấp 3. Giờ học đã khiến tôi thêm dũng khí để theo học ngành này.”- Hạnh Nguyên, học sinh lớp 12 phát biểu.
4. Lớp học môn Hóa học với Chủ đề “Các thí nghiệm vui Hóa học”
Giáo viên là TS. Sriyani Jayaweera, tốt nghiệp danh dự ngành Hóa ở Đại học Colombo Sri Lanka, có bằng tiến sĩ tại Đại học Newcastle, ngành Hóa Hữu cơ Tổng hợp, chuyên về tổng hợp các dẫn xuất của Penicillin và là nhà hóa học được cấp bằng quốc gia (chartered), nhà nghiên cứu của Viện Hóa học Hoàng gia, và là một giảng viên được đào tạo.
Nội dung giờ học: Đất- nước… Tiết học Hóa đã không còn khô khan với những định nghĩa, công thức hóa học dài dằng dặc và khó nhớ nữa mà được cô Sriyani “biến hóa” bằng 4 thí nghiệm trực quan thú vị và sinh động: những viên bi thủy tinh vô hình mà thực chất là những hạt vật chất ưa nước và có khả năng tích nước gấp 300 lần thể tích của nó; cát không thấm nước; tạo tuyết nhân tạo ngay trong lòng bàn tay …
Các học sinh đều cảm thấy tiếc nuối vì tiết học đã trôi qua thật nhanh và các em mong muốn có nhiều hơn nữa những tiết học bổ ích và hứng thú như vậy trong tương lai.
Tạm biệt và hẹn gặp lại!
Các giáo viên trường Nguyễn Siêu- Việt Đức dự giờ cho biết, trong các tiết học này, học sinh tích cực, tự giác và chủ động tham gia các hoạt đông và chủ động trong tiếp thu kiến thức so với các tiết học lý thuyết thông thường. Giảng dạy theo phương pháp trực quan sinh động kèm lý thuyết giúp học sinh ghi nhớ nhanh và nhớ lâu.
Các em học sinh và nhà trường cũng cảm ơn Tập đoàn giáo dục INTO- Anh quốc và Công ty tư vấn du học Đức Anh cùng tập thể các thầy cô giáo nước ngoài vì một chương trình bổ ích và lý thú!
Học sinh, sinh viên và các đơn vị mong muốn một chương trình tương tự như trên, có thể liên hệ với đại diện tập đoàn Into tại Việt Nam, công ty Đức Anh, hotline: 09887 09698 hoặc email: lienhe@ducanh.edu.vn
Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh