09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Vì sao ngành Quản trị khách sạn “hot”?

Thứ Sáu - 01/06/2012

Nói tới quản trị khách sạn, không ít sinh viên mường tượng ngay trong đầu rằng đó là nghề rất vất vả, phải thức khuya dậy sớm, “làm dâu trăm họ”, khách “chửi” mà vẫn phải tươi cười… Vậy nhưng, những lý do dưới đây có lẽ sẽ khiến bạn phải nghĩ lại.

Quản trị khách sạn là một trong những ngành dễ kiếm việc

Ông Ian Larmour, Hiệu trưởng trường HTMI (Thụy Sỹ) cho biết, 100% sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn từ HTMi thành công trong ngành công nghiệp khách sạn nói riêng và trong sự nghiệp nói chung. Nhà quản lý này nêu rõ, nhiệm vụ quan trọng nhất của trường là đào tạo sinh viên sao cho: khi đến – sinh viên là học viên, khi rời trường – sinh viên là các nhà quản lý”.

 

Thụy Sỹ được coi là nơi nổi tiếng nhất về đào tạo ngành du lịch – khách sạn. Là thành viên trong nhóm các trường đào tạo ngành này, HTMi là một tổ chức hoàn thiện, với đầy đủ các bộ phận:

• Trung tâm đào tạo ngành quản trị du lịch- khách sạn;
• Trung tâm đào tạo ngành tổ chức- quản lý sự kiện;
• Trung tâm nghiên cứu chuyên ngành khách sạn quốc tế;
• Trung tâm nghiên cứu ung thư;
• Trung tâm quản lý- giới thiệu việc làm

Hướng tập trung của HTMi là đào tạo học sinh trong sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Vì vậy, tại HTMi, sinh viên đến từ 30 nước sẽ lựa chọn chuyên ngành yêu thích và trường đảm bảo cung cấp các điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên để học và trở thành các nhà quản lý trong tương lai.

 

Tina Trang, sinh viên gốc Việt đạt thành tích xuất sắc tại HTMi

Sinh viên Việt Nam tại HTMi thuộc nhóm các sinh viên xuất sắc, thường đạt kết quả cao, tìm được việc làm và đặc biệt, nhiều em đạt giải cao của Hội đồng chấm thi của  trường, điển hình như em Tina Trang, đạt First Class Honour, tốt nghiệp tháng 1/2012.

 

Nếu bạn đang phân vân, 10 lý do dưới đây sẽ giúp bạn hiểu vì sao ngành quản trị khách sạn là ngành “hot”:

 

1. Đem niềm vui tới cho mọi người
2. Sáng tạo
3. Cánh cửa vươn ra quốc tế
4. Không bao giờ bế tắc
5. Thăng tiến
6. Giờ làm linh hoạt
7. Ca kíp- thuận lợi
8. Thưởng
9. Môi trường tuyệt vời;
10. An toàn và thuận lợi

Tổ chức sự kiện

Thu nhập từ việc tổ chức các bữa tiệc lớn, hội nghị hội thảo và các sự kiện nói chung đang chiếm một phần đáng kế trong hoạt động tài chính của một khách sạn. Bởi vậy, ngày càng nhiều khách sạn chú ý hơn đến việc khai thác mảng thị trường này, hỗ trợ tổ chức sự kiện từ việc nhỏ nhất… khi mà nhu cầu là không nhỏ.

“Có rất nhiều cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp ngành này. Các khách sạn hiện đại và các công ty du lịch luôn tìm kiếm các sinh viên suất sắc về kĩ năng giao tiếp, kiến thức tổ chức sự kiện và chuyên nghiệp trong công việc. Các công ty này thường thăm và tổ chức hoạt động tuyển dụng ngay tại HTMi”, Anthony Lack, giảng viên chuyên ngành quản lý sự kiện đánh giá.

Những kiến thức thực tế trong lĩnh vực như: marketing, quản lý nhân sự, lễ tân, buồng, bar, bếp, đồ ăn và thức uống, phục vụ, tiệc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin và kỹ năng cá nhân đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các học sinh. Các bạn có thể tham khảo sinh viên của chúng tôi đã học thế nào, tại: www.theleadingevents.com.

Giáo sự, tiến sỹ Joe Goldblatt, CSEP, tác giả của một giáo trình về Events Management đã trao tặng giải thưởng cho hai sinh viên HTMi có kết quả xuất sắc, Narumon Nilanon (Thái Lan) và Nguyen Ngoc Hoa (Việt Nam). Nguyen Ngoc Hoa hiện đang làm việc tại Courtyard của Marriott ở Zurich, Thụy Sỹ.

 Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Kỳ 3: Không học về hàng không vẫn có thể làm trong ngành hàng không

Bạn có thể đến với ngành hàng không bằng nhiều con đường khác như: khối các trường kỹ thuật, khối hành chính văn phòng, khối kinh tế – tài chính… Hàng không là một ngành đa lĩnh vực và cơ hội luôn rộng mở nếu bạn có niềm đam mê và nỗ lực theo đuổi đam mê đó.

Kỳ 2: Bạn hợp với nghề nào trong ngành hàng không

Hàng không là lĩnh vực kinh tế vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại với hoạt động mang tính quốc tế cao, gắn liền với an toàn và an ninh, buộc phải hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ. Trong ngành hàng không có rất nhiều nghề nghiệp đa dạng.

Kỳ 1: Ngành hàng không – Giấc mơ của giới trẻ

Ngành hàng không là một trong những ngành vốn được xem là “kín cổng cao tường” và cũng là mơ ước của bao người muốn bước chân vào bên trong cánh cửa thâm nghiêm đó.

Kỳ 5: Bác sỹ thú y – Lương cao hơn Bác sỹ cho người?

Sau khi tốt nghiệp ngành thú y, bạn có nhiều lựa chọn về việc làm, bao gồm làm việc trong một phòng khám đa khoa hay bệnh viện cho thú cưng; trong ngành chăn nuôi gia súc, trang trại và kiểm soát dịch bệnh; trong các khu bảo tồn động vật hoang dã hay sở thú; các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y.

Kỳ 4: Kỹ sư chăn nuôi và ngành công nghệ thực phẩm

Học ngành chăn nuôi ra, các bạn sẽ có khả năng tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm (di truyền chọn lọc giống, kỹ thuật nuôi dưỡng động vật, thiết kế chuồng trại, kỹ nghệ thú sản, vệ sinh môi trường chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh)

Kỳ 3: Kỹ sư trồng trọt – Muôn đời thiếu

Bạn có mơ ước ngày nào đó bạn sẽ: có khả năng cung cấp thực phẩm bổ dưỡng, an toàn và đầy đủ cho mọi người? Tham gia bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên đất đai hữu hiệu hơn? Khám phá phương pháp mới để làm ra lương thực và thức ăn gia súc bổ dưỡng hơn?

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn