09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Việc làm- định cư tại Ba Lan

Thứ Sáu - 10/09/2021
1. Làm thêm trong khi học:

Kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2015, sinh viên học chính quy bất kể có giấy phép cư trú tạm thời hoặc thị thực, (study permit) có thể làm việc trên lãnh thổ Ba Lan, không cần phải xin giấy phép lao động trong thời gian giấy phép cư trú có giá trị (thị thực hoặc thẻ).

Chính phủ Ba Lan cho phép du học sinh làm thêm full-time 40 giờ/tuần chứ không phải 20 giờ/tuần như hầu hết các quốc gia châu Âu khác. Dĩ nhiên, nếu bạn làm việc 40 giờ sẽ là quá nhiều và ảnh hưởng lớn tới việc học vì vậy chúng tôi khuyến khích các bạn làm việc không quá 20 giờ/tuần.

Sinh viên có thể đi làm thêm trong suốt quá trình học tập với các công việc cơ bản như phụ bếp, trông cửa hàng, bồi bàn tại quán cafe/ nhà hàng,… Tuy nhiên, để xin được công việc một cách dễ dàng hơn, các bạn sẽ cần thành thạo tiếng Anh (nên có khả năng giao tiếp một chút tiếng Ba Lan), đồng thời hiểu về văn hóa và đời sống của người dân nơi đây.

2. Cơ hội tìm việc và định cư sau khi ra trường:

Theo Trung tâm phát triển và định hướng nghề nghiệp của Châu Âu (CEDEFOP), đến năm 2025 nhu cầu nhân lực có trình độ cao (bậc cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ) sẽ tăng 41,5% so với năm 2015, ngoài ra cũng trong thời gian đó thì số lượng lao động người Ba Lan sẽ bị giảm từ 1,3% đến 5% bởi tình trạng dân số già.

Theo một báo cáo khác của Liên đoàn doanh nghiệp Ba Lan (ZPP), nền kinh tế này cần thêm khoảng 5 triệu lao động để có thể duy trì tăng trưởng trong vòng 30 năm tới nhưng Ba Lan đang đối mặt với tình trạng di cư của khoảng 2 triệu thanh thiếu niên Ba Lan có hàm lượng chất xám cao đến các thị trường Châu Âu như Đức, Pháp, Ý….

Do đó đây là cơ hội tốt cho các sinh viên quốc tế nói chung và du học sinh Việt Nam nói riêng khi muốn làm việc tại Ba Lan và định cư tại châu Âu sau khi tốt nghiệp Đại học tại đây.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Tư duy logic và giải quyết vấn đề có cần ở du học sinh?( Kỳ 2)

Đi du học liệu có cần tư duy logic và tư duy giải quyết vấn đề không? Ở các nước văn minh hiện đại như Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand… pháp luật chặt chẽ thì đâu có thể xảy ra chuyện gì. Tất cả đều được sắp đặt sẵn cho bạn. “Bay đi. Học. Bay về.” Trong kỳ 2 này, tôi chia sẻ một vài điều về nấu ăn và sống với người lạ.

Tư duy logic và giải quyết vấn đề có cần thiết ở một du học sinh? (Kỳ 1)

Nếu bạn hỏi một du học sinh “cậu thu được gì từ việc du học?”, câu trả lời chắc chắn sẽ là: sinh sống xa nhà khá giúp sinh viên trưởng thành và dạn dày thêm.

Tiếng Anh- Du học – cầu nối văn hóa Đông- Tây?

Mỗi lần trao đổi với thầy Jim, tôi thấy giống như nói chuyện với một người anh trai. Uyên bác nhưng gần gũi. Dường như giữa tôi với thầy không bao giờ hết chuyện; đặc biệt là chuyện văn hóa, chuyện du học và trải nghiệm ở nước ngoài.

Danh sách các trường tham gia triển lãm tại Hà Nội và Hồ Chí Minh tháng 7/2013

  STT Tên trường/Giới thiệu trường TL Hà Nội TL HCM 1 Công ty Tư vấn du học Đức Anh X X 2 Trung tâm Anh ngữ Dace X X…

Công ty Đức Anh và cuộc thi toàn quốc “Thắp sáng ước mơ du học”

Sự rộng khắp của cuộc thi và nội dung đầy thách thức hứa hẹn sẽ sàng lọc ra được nhiều nhân tài, cuộc thi thu hút được rất nhiều sự chú ý quan tâm của các đơn vị giáo dục trong và ngoài nước. Nổi bật là các đơn vị giáo dục hàng đầu trên thế giới hiện nay như ELS, và Trinity College thuộc ĐH Melbourne – ĐH xếp hạng 28 trên toàn thế giới.

Thông báo nhận hồ sơ du học bậc phổ thông các nước

Công ty tư vấn du học Đức Anh tiếp tục tiếp nhận hồ sơ du học bậc phổ thông cho kì nhập học tháng 7 tại Úc, New Zealand, Singapore và kì nhập học tháng 9 tại các nước Anh, Mỹ, Canada. Nhiều học bổng dành cho các du học sinh.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn