09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Việc làm và định cư tại Pháp

Thứ Sáu - 10/09/2021
1. Làm việc sau khi tốt nghiệp:

Để có thể ở lại Pháp sau khi đã tốt nghiệp, sinh viên Việt Nam cần phải có một cam kết tuyển dụng hay hợp đồng lao động với mức lương ít nhất bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu (khoảng 2.281,82  € euros /tháng tại thời điểm năm 2019).

Nếu không có cam kết tuyển dụng, sinh viên quốc tế (không thuộc châu Âu) đã tốt nghiệp có thể xin giấy phép lưu trú tạm thời (APS) trong quá trình tìm việc tại Pháp, giấy phép này có hiệu lực trong 12 tháng và không được gia hạn thêm. Để xin APS, sinh viên cần có bằng Cử nhân thực hành hay một loại bằng cấp trình độ Thạc sĩ hoặc có dự án khởi nghiệp.

Trong thời gian lưu trú tạm thời này, nếu bạn tìm được việc làm hoặc thành lập doanh nghiệp thì bạn có thể xin một thẻ cư trú mới. Có 2 trường hợp xảy ra:

a. Bạn đã tìm được việc làm

Hợp đồng lao động của bạn sẽ phải được xác nhận bởi DIRECCTE (direction régionale des Entreprises, de la Concurrence, de la Consommation, du Travail et de l’Emploi) trong trường hợp xin thẻ cư trú “salarié” hoặc “travailleur temporaire” (xác nhận của DIRECCTE không cần thiết cho trường hợp xin giấy phép cư trú nhiều năm “passeport talent- chercheur”). 

  • Nếu bạn kí một hợp đồng lao động với mức lương trên 36.509,20 € tổng cả năm, bạn có thể xin một thẻ cư trú nhiều năm “passeport talent”, với tên gọi “salarié qualifié” (lao động chất lượng cao)  hoặc “entreprise innovante” (doanh nghiệp sáng tạo).

b. Bạn đã thành lập doanh nghiệp của bạn

Nếu bạn đã thành lập doanh nghiệp hoặc phát triển một hoạt động không mang lại thu nhập nhưng bạn có thể chứng minh được khả năng tồn tại, bạn có thể xin một thẻ cư trú tạm thời với tên gọi “entrepreneur/ profession libérale” hoặc một thẻ cư trú nhiều năm với tên gọi “passeport talent- création d’entreprise”. 

2. Định cư:

Có nhiều hình thức định cư và các điều kiện định cư ở Pháp nhìn chung khá khắt khe. Tuy nhiên, với những bạn đã tốt nghiệp các chương trình học ở Pháp, và thực sự có năng lực thì đều có thể được ở lại làm việc và định cư Châu Âu dài lâu. Thông thường, đối với diện định cư tay nghề, bạn cần chứng minh có bằng cấp, năng lực và đã được ít nhất 1 công ty mời làm việc. Các bạn nên đọc kỹ các yêu cầu và thủ tục trên các website của chính phủ Pháp: www.service-public.fr/  và immigration.interieur.gouv.fr

Tham khảo:

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Mời dự Talkshow: Vì sao tôi trượt visa du học? & chia sẻ 101 câu chuyện vui- buồn về “tấm vé” đi du học

Buổi trò chuyện ngày 24/9/2021, với chủ đề “Vì sao tôi trượt visa du học?”, sẽ đề cập tới các nội dung cực kì hữu ích xoay quanh câu chuyện…

Tới công chuyện rồi! Học bổng chính phủ Hà Lan Orange Tulip Scholarship (OTS) và Holland Scholarship (HS) sắp cập bến!

Du học Hà Lan là lựa chọn mới nổi trong vài năm trở lại đây bởi chi phí cực kỳ hợp lý, học bằng tiếng Anh, bằng cấp quốc tế,…

Mời dự Chuỗi Talkshows: 1001 chia sẻ THẲNG & THẬT về: Du học – Visa – Làm việc – Định cư

Chuỗi sự kiện hứa hẹn sẽ bàn về tất-tần-tật các chủ đề mà bạn quan tâm: du học- học bổng- visa- cơ hội việc làm- định cư … tại Anh,…

Việc làm- định cư tại Ba Lan

1. Làm thêm trong khi học: Kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2015, sinh viên học chính quy bất kể có giấy phép cư trú tạm thời hoặc thị thực,…

Chính sách visa Ba Lan

Là một quốc gia Châu Âu với nền giáo dục phát triển, chi phí học tập hợp lý và nhiều cơ hội trải nghiệm, Ba Lan đã thu hút số…

Đăng ký xin học tại Ba Lan

Ba Lan có 2 kỳ nhập học chính: Kỳ mùa đông: tháng 10. Thường nhận hồ sơ từ tháng 4- tháng 8 Kỳ mùa hè: tháng 3. Thường nhận hồ…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn