Trong những bài viết trước đó, chúng tôi đã phân tích và lường trước vấn đề này. Tuy nhiên, con số 55% vẫn gây “sốc” cho chúng tôi. Phải chăng Chính phủ Canada đang siết chặt tỷ lệ cấp Visa do quota? Hay chính chúng ta đang sai lầm trong việc lựa chọn lộ trình học tập dẫn đến rớt Visa? Hay chính phủ ưu tiên mở rộng cánh cửa cho các chương trình dài hạn từ 3 năm trở lên, đại học, hoặc thạc sỹ? Mọi câu trả lời đều mang tính phỏng đoán, nhưng Visa Canada ngày càng trở nên khó khăn là sự thật.
Năm 2018, du học sinh quốc tế đã đóng góp vào GDP đất nước $21.6 tỷ và cung cấp gần 170.000 nhân lực cho lao động bậc trung. Canada vẫn đang có những chính sách mở cửa đón chào du học sinh quốc tế (2019-2024). Ấy thế mà, tỷ lệ từ chối visa của Việt Nam ngày 1 cao. Đây là top 25 quốc gia có tỷ lệ rớt visa cao nhất.
Quốc gia | Tỷ lệ bị từ chối visa | |
1 | Algeria | 86% |
2 | Federal Republic of Cameroon | 82% |
3 | Nigeria | 81% |
4 | Pakistan | 81% |
5 | Nepal | 79% |
6 | Congo, Democratic Republic | 75% |
7 | Senegal | 71% |
8 | Kenya | 70% |
9 | Bangladesh | 67% |
10 | Ghana | 62% |
11 | Socialist Republic of Vietnam | 55% |
12 | Morocco | 51% |
13 | Iran | 48% |
14 | Philippines | 40% |
15 | India | 36% |
16 | Turkey | 29% |
17 | Colombia | 25% |
18 | Mexico | 22% |
19 | Brazil | 18% |
20 | People’s Republic of China | 15% |
21 | United States of America | 14% |
22 | France | 10% |
23 | Taiwan | 10% |
24 | Korea, Republic of | 4% |
25 | Japan |
4% |
Nguồn: https://studentimmigration.ca/
Lý do bị từ chối Visa Canada chủ yếu
Dưới đây là các lý do thường gặp khi bị từ chối Visa Canada:
- Đại sứ quán (ĐSQ) nghi ngờ sinh viên sẽ không quay về sau khi tốt nghiệp (if they suspect the student may not return to their home country after graduation)
- Không đủ tài chính để học (if the student doesn’t have sufficient funds to pay for tuition and living costs while in Canada)
- Study Plan vô lý (if the student poses a health or security threat to Canada, if the officer doesn’t think the student’s academic plan makes sense)
- Khai không trung thực trong hồ sơ (if the application is incomplete or inaccurate or if there is evidence of fraud in the application)
Các lý do rớt Visa Canada khác
Không kể đến việc làm hồ sơ không chỉn chu, làm giả giấy tờ, viết thư giải trình không hợp lý, chúng tôi nghĩ việc visa bị từ chối ở mức báo động như vậy cũng có thể là do tình trạng ồ ạt du học sinh Việt Nam sang đây không cam kết với kế hoạch học tập ban đầu. Nhiều trường hợp còn không buồn đi học, cứ mải miết đi làm thêm, hoặc phụ huynh sang thăm con cái đôi lúc cũng tìm cách ở lại…
Thêm nữa, chương trình SDS thì vừa mới mở rộng thêm, tăng lên 7 nước (China, India, Morocco, Pakistan, Philippines, Senegal, Vietnam) khiến tỷ lệ cạnh tranh ngày càng cao trong khi chính phủ vẫn khống chế một tỷ lệ cấp visa nhất định cho từng khu vực như chúng tôi đã phân tích.
Tổng hợp mọi khía cạnh và vấn đề nêu trên, chúng tôi tha thiết và hy vọng rằng du học sinh nên tìm hiểu và lên lộ trình học tập hết sức rõ ràng từ các nguồn chính thống của chính phủ, cố gằng chọn lựa nhiều thành phố “vệ tinh” thay vì chỉ tập trung và các thành phố lớn, khi có visa học tập ở Canada nên xác định con đường học tập nghiêm túc và tuân thủ luật lệ của đất nước sở tại. Hãy nghĩ đến thế hệ sau, giấc mơ du học không nên vì những người đi trước mà trở nên xa vời cho những người đi sau.
Nguồn bài viết: Thông tin du học
Việc xin visa du học Canada phức tạp hơn xin visa du học vào các nước khác. Học sinh cần đáp ứng các điều kiện khắt khe về hồ sơ visa. Visa được xét tại LSQ Canada tại Hồ Chí Minh. Thời gian xét visa thực tế có thể lên đến 2 tháng- 12 tháng. Học sinh có ý định du học Canada, vì vậy, cần có kế hoạch dài hạn trong chuẩn bị cho du học và thậm chí- plan B cho kế hoạch du học của mình. Tỷ lệ hồ sơ xin visa du học được LSQ Canada visa của học sinh công ty Đức Anh khoảng 85-90% và có được tỷ lệ visa này là nhờ vào sự hợp tác tốt giữa chúng tôi và học sinh.