09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Visa du học Mỹ: có thực sự khó như đồn thổi?

Thứ Ba - 04/06/2013

Việc một nhân viên ở bộ phận phỏng vấn visa Mỹ- LSQ Mỹ tại Việt Nam bị bắt vì liên quan đến việc bán visa cho người Việt Nam khi ông ta tại chức ở Việt Nam đã làm dấy lên lo ngại: Visa Mỹ vốn khó xin- trong quan niệm của nhiều người, sẽ càng trở nên khó hơn?

Là giám đốc một công ty tư vấn du học, gửi các cháu du hoc uc, du hoc my, du hoc anh, New Zealand, Canada; và bản thân tôi cũng là một cựu du học sinh, cũng nhiều lần xin visa công tác, du lịch tại các nước trên và nhiều nước khác, một cách công bằng mà nói, so sánh việc tư vấn và hướng dẫn các cháu học sinh, sinh viên xin visa du học các nước, tôi nhận thấy visa Mỹ không khó như nhiều bạn phàn nàn. Tỷ lệ học sinh được cấp visa của học sinh chúng tôi đạt đến 85%. 15% trượt visa thì theo tôi, lý do khá rõ ràng. Vấn đề là bạn có đáp ứng được yêu cầu của họ không, xét về mặt hồ sơ, năng lực cá nhân (học tập và kĩ năng sống) và thể hiện được mục đích du học chân thành…

chuan-bi-truoc-khi-xin-visa-my-nhu-the-nao-2

 1/ Những thuận lợi khi xin visa du học Mỹ. So với việc xin visa du học tại nhiều nước khác, xin visa du học Mỹ khá thuận lợi.

  • Quy định về thủ tục xin visa du hoc my khá ổn định. Trong 10 năm qua hầu như chỉ thêm 1-2 mẫu đơn và yêu cầu điền đơn xin visa online, rất tiện lợi để họ xem các thông tin chung về ứng viên trước. So với Anh, Úc và các nước khác thì điều này là quá lý tưởng, vì các nước trên thay đổi, bổ sung chính sách khá thường xuyên, khiến chúng tôi và học sinh khá vất vả chạy theo. Các giấy tờ xin visa Mỹ không nằm ngoài các danh mục: giấy tờ cá nhân, học tập, tài chính…chỉ cần đầy đủ, rõ ràng, logic, hợp pháp.
  • Phí xin visa du học Mỹ không đắt so với các nước khác. Du học sinh Mỹ nộp 200 USD servis fee và 160 USD phí phỏng vấn, tổng cộng là 360 USD. Nếu được cấp visa, bạn có thể yên tâm học tập vài năm bên đó mà không cần làm lại visa, còn nếu ra khỏi Mỹ và tại thời điểm quay về Mỹ, visa được cấp đã quá một năm thì bạn mới phải xin lại visa. Trong khi đó, visa Úc khoảng 600 USD, bất luận khóa học của bạn chỉ là khóa tiếng Anh 6 tháng hay một khóa chuyên môn dài hạn, phí xét visa Anh là gần 10 triệu, chưa kể phí khám sức khỏe.
  • Visa Mỹ được xét nhanh. Bạn khai hồ sơ online, hẹn ngày phỏng vấn, đến phỏng vấn theo lịch hẹn, phỏng vấn 3-10-15 phút, biết kết quả ngay lập tức và nếu OK thì visa được gửi về tận nhà vào hôm sau, tránh cho bạn sự chờ đợi hay lo âu.
  • Hồ sơ xin visa du hoc mykhông cần dịch, rất tiện lợi, bạn chỉ cần mang những gì mình có để đi phỏng vấn.
  • Mỹ không bắt buộc bạn có chứng chỉ tiếng Anh khi nộp hồ sơ hay phỏng vấn xin visa. Trong khi Hà Lan yêu cầu bạn có 5.0, Thụy Sỹ yêu cầu bạn có 4.5, UK yêu cầu bạn có 4.5 hoặc 5.5 IELTS…Điều này tránh cho bạn những phiền phức, tốn kém không cần thiết khi phải thi lấy chứng chỉ tiếng Anh.
  • Có thể dùng tiếng Việt khi tham gia phỏng vấn xin visa, các nhân viên phỏng vấn visa Mỹ thành thạo tiếng Việt. Điều này, tất nhiên rất tiện lợi cho bạn.

 2/ Một số Problems chính dẫn đến việc bị từ chối cấp visa

  • Lộ trình học tập, khóa học không phù hợp. Chẳng hạn chỉ xin học khóa tiếng Anh, thậm chí không nộp tiền học trước sang trường; đã học hết đại học ở Việt Nam nhưng lại xin học cao đẳng cộng đồng- bậc học thấp hơn bằng cấp mình đã có (dễ bị hiểu lầm là bạn chỉ muốn trường có học phí rẻ – mượn cớ sang Mỹ); hoặc xin học đại học một ngành hoàn toàn khác mà mình không có kinh nghiệm hoặc không giải thích được lý do vì sao hoặc lý do đưa ra không thuyết phục; hoặc tiếng Anh thể hiện như “gió” với nhân viên phỏng vấn visa mà vẫn xin đi học tiếng Anh…
  • Hồ sơ không phù hợp ở khâu nào đó. Chẳng hạn học lực yếu kém, trung bình kém (không học tốt được ở Việt Nam bằng tiếng mẹ đẻ – khó có thể học tốt bằng tiếng Anh khi ở Mỹ?), lời phê trong học bạ về ý thức học tập – đạo đức của học sinh không được hay tạo nghi ngờ về khả năng tu dưỡng của học sinh ở nước ngoài, hộ khẩu ghi tên đệm một đằng chứng minh thư ghi tên một nẻo mà không có xác nhận hay giải thích kèm theo, cho thuê nhà nhưng không kèm theo bằng chứng nộp thuế thu nhập hoặc chỉ là hợp đồng viết tay, giấy tờ nhà ghi số nhà, tên phố lộn xộn…mà không có bằng chứng kèm theo cho thực tế tuy hai (số nhà) mà một (nhà)…
  • Hồ sơ không trung thực. Nhất là học bạ giả và giấy tờ tài chính giả. Xin điểm cao lên, sửa điểm trong học bạ, nhờ xác nhận thu nhập, nhờ cho giả góp vốn để lấy xác nhận có tài chính cho du học, giấy nộp thuế giả, nhờ người nhà sang tên sổ đỏ cho bố mẹ học sinh để khai là có nhà cửa là những thực tế đã xảy ra và bị phát hiện rất nhiều.
  • Không hoàn toàn hiểu câu hỏi và trả lời theo suy đoán về nội dung câu hỏi.  Tâm lý chung của học sinh Việt Nam là ngại hỏi, ngại hỏi thầy cô, ngại hỏi trên lớp, ngại hỏi cả khi mình chưa hiểu hết câu hỏi của nhân viên phỏng vấn visa, cố gắng trả lời theo suy đoán về câu hỏi của mình. Trong nhiều trường hợp, sai cái này dẫn đến sai cái khác…
  • Thiếu kiến thức và kỹ năng sống và giao tiếp dẫn đến thể hiện trong phỏng vấn không tốt. Có bao nhiêu bạn tự tin là mình sẽ được cấp visa khi đi phỏng vấn? Hay chưa đi phỏng vấn đã lo trượt? Bạn tự tin sẽ được cấp visa trên căn cứ nào? Giàu không- không đủ. Học giỏi không- không đủ. Bạn cần thêm các kỹ năng sống, kỹ năng thể hiện bản thân, marketing bản thân để người ta hiểu bạn. Một học sinh của chúng tôi quê ở một huyện Hải Dương, học hết lớp 12, tự mở tiệm kinh doanh điện thoại hơn 2 năm sau đó xin du học Mỹ, học lực chỉ trên 6,5, tiếng Anh không thành thạo, kinh tế vừa phải, xin học tiếng Anh và quản trị kinh doanh…được cái nhanh nhẹn, sáng sủa. Quay về văn phòng công ty sau khi đi phỏng vấn, bạn hồ hởi khoe với chúng tôi rằng: “cháu tán với cô ấy một lúc về các loại điện thoai, giá cả, cách bán hàng, cô ấy hỏi cháu cái Nokia của cô ấy giá bao nhiêu, cháu nói giá ở quê cháu và giá ở Hà Nội. Cô đồng ý cấp visa luôn”.

 Vấn đề không phải là học sinh trả lời đúng giá cả chiếc Nokia nên được cấp visa. Lối ăn mặc, lời nói, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, cách giao tiếp của bạn, nội dung hồ sơ, nội dung câu trả lời của bạn, ánh nhìn của bạn, điệu cười của bạn, cách đưa giấy tờ của bạn cho nhân viên văn phòng visa, cách sắp xếp hồ sơ của bạn…thể hiện bạn là ai, và điều này là quan trọng để các nhân viên văn phòng visa đoán và quyết định Yes hay No cho visa của bạn.

visa Mỹ 2

 3/ Những hiểu lầm tai hại về việc xin visa, phỏng vấn visa du hoc my

  • Ai đó cam kết là xin được visa cho bạn, hay hồ sơ của bạn chắc chắn sẽ được cấp visa…? Đừng bao giờ tin, hồ sơ của bạn và sự thể hiện của bạn tại văn phòng visa mới là quyết định;
  • Hồ sơ giả (học bạ/ bằng cấp/ tài chính) qua mặt được nhân viên văn phòng visa…? Khi bạn cầm bộ hồ sơ giả, bạn có tự tin? Nếu có thì chỉ là cố gắng cương lên mà thôi và điều này rất dễ nhận diện. Có những công ty tư vấn du học, hoặc thậm chí có các thông tin nhan nhản trên các website là sẵn sàng làm hồ sơ tài chính cho học sinh với giá xyz nào đó… Bạn đừng bao giờ tự rủi ro tên tuổi và các cơ hội của mình vào những điều mơ hồ như thế.
  • Sang Mỹ là sướng và vì vậy cần quyết chí. Sang Mỹ sướng… điều này đúng với những người sang học tập, làm việc, định cư đáp ứng được các điều kiện của loại visa của họ, vì khi đó, họ có chỗ ăn, chỗ ở, học hành hay làm việc, có tiền và các chế độ hỗ trợ kèm theo; và không đúng những người dự định trốn ở lại, vì với những người này không công ăn việc làm hợp pháp, không có bất cứ chế độ hay sự bảo vệ nào. Nhiều bạn đã vì quá mong muốn và mơ tưởng về Mỹ mà cảm thấy quá căng thẳng khi vào phỏng vấn, rõ ràng, điều này sẽ bất lợi cho bạn.
  • Chỉ cần có tiền thì học ở đâu mà chẳng được. Đúng là có tiền thì làm được nhiều việc, nhưng là công dân Việt Nam, khi du học bạn không có được các quyền ưu tiên như công dân Úc, Anh, Hồng Kông…Nếu nghĩ có tiền làm được, bạn sẽ có tâm lý quá tự tin, có thể cao hơn là tự kiêu, thiếu khiêm tốn trong giao tiếp, điều này có thể hại bạn.
  • Đăng kí thế này, học thế khác. Sinh viên tốt nghiệp đại học đăng kí xin thạc sỹ, lấy visa dựa trên kế hoạch học thạc sỹ, khi đến Mỹ tự chuyển sang cao đẳng cộng đồng, hoặc visa J1 (giao lưu văn hóa) theo quy định là hết 1 năm thì phải quay về và xin lại visa khác (J1 hoặc F1) nếu muốn quay lại học, nhưng thuê luật sư làm cho ở lại, hoăc tự xin ở lại học tiếp, khi quay về thăm gia đình- xin lại visa- không được cấp visa nữa, lý do là bạn đã vi phạm quy định với visa đầu tiên bạn có.

 Trên đây là một vài thông tin chia sẻ – hy vọng sẽ bổ ích với các bạn đang – và sẽ bắt tay vào làm hồ sơ xin visa Mỹ. Chúc các bạn thành công!

Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh

Hồng Nhâm – Mạnh Hải

Đức Anh A&T

 

 

 

Bài viết liên quan

Du học Mỹ: Học bổng đặc biệt trị giá $20,000/năm đầu tiên từ American University

Du học Mỹ cho mọi nhà- cùng American Education Center, Duc Anh A&T

Du học Mỹ: Học bổng tới 60,000$ từ University of Illinois at Chicago

American Education Center (AEC) – trực thuộc Đức Anh EduConnect hân hạnh giới thiệu chương trình học bổng đặc biệt của trường Đại học University of Illinois at Chicago (UIC)…

Du học Mỹ: Học Bổng Siêu To Khổng Lồ Từ Trường Nội Trú Archbishop Riordan High School

Học bổng lên tới 23.000 USD/ 1 năm từ Archbishop Riordan High School, San Francisco, CA – học kỳ mùa thu 2024.

Du học Mỹ: Master of Science in Business Analytics những bí mật cần bật mí!

MSBA (Master of Science in Business Analytics) là lựa chọn đang được sinh viên VN quan tâm và ưa chuộng. Hãy để AEC- Đức Anh EduConnect bật mí những thông…

Du Học Hè Mỹ – Canada 1-6 Tuần

Công ty tư vấn du học Đức Anh phối hợp cùng ILAC – một trong những trung tâm Anh ngữ lớn nhất tại Mỹ & Canada giới thiệu các chương…

Du học Mỹ cho mọi nhà- bạn có tin?

Nhiều bạn nghĩ phải cực giỏi, cực giàu mới du học được! NHẦM TO: du học Mỹ là dễ nhất trong số các nước dễ!

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn