09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

HỆ THỐNG GIÁO DỤC NEW ZEALAND

Thứ Tư - 03/01/2024

Giáo dục New Zealand dựa trên nền tảng giáo dục Anh Quốc, bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới. Tại NZ, sinh viên quốc tế học trong môi trường tiếng Anh cùng sinh viên bản địa.

Hệ thống giáo dục New Zealand được chia thành bậc phổ thông (lớp 11- lớp 13) và bậc cao (gồm cao đẳng và đại học). Năm học tại NZ có khác nhau một chút giữa các trường, nhưng nhìn chung là bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào giữa tháng 12 với bậc học tiểu học, trung học, cao đẳng và từ tháng 2 đến tháng 11 với bậc đại học.

New Zealand có 8 trường đại học công lập, 16 viện đào tạo nghề công lập (polytechnic), gần 200 viện đào tạo nghề tư thục (college, institution) và hơn 500 trường trung học- trung học cơ sở. học sinh sinh viên vui lòng liên hệ với chúng tôi để chọn đúng trường phù hợp.

I. Các trường Phổ Thông: 

Giáo dục tại NZ là bắt buộc từ lứa tuổi  6-16 và nếu các gia đình muốn tự dạy dỗ con mình thì có thể đăng ký với Bộ giáo dục NZ và phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể. Xem thêm thông tin tại đây.

Chương trình phổ thông NZ kéo dài 13 năm và chia thành:

  • Tiểu học/ Primary school: 6 năm;
  • Trung học cơ sở/ Junior secondary school: 5 năm;
  • Trung học phổ thông/ Senior secondary school: 2 năm.

Học sinh thường bắt đầu học từ khi lên 5 tuổi, học tại trường công hoặc trường tư NZ hoặc trường tư quốc tế, có thể học ở trường chỉ học mà không có nội trú hoặc trường nội trú, thường học ngay tại khu vực mình cư trú nhưng đôi khi cũng đăng kí học xa nhà vì các mục đích riêng.

Mặc dù có nhiều loại trường, các trường phổ thông tại NZ đều phải đáp ứng những yêu cầu của bộ Giáo dục về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, giáo viên, môi trường học tập… Học sinh kết thúc chương trình phổ thông vào năm 17 hoặc 18 tuổi.

Ở bậc tiểu học, học sinh học các lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6, lứa tuổi trung bình từ 5 tuổi- 11 hoặc 12 tuổi. Chương trình học bao gồm các môn bắt buộc: toán, tiếng Anh, khoa học và một số môn khác. Năm cuối cấp, học sinh phải thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp, trước khi có thể chuyển lên trung học.

Bậc trung học gồm trung học cơ sở (gồm lớp 7, 8, 9, 10, 11) và trung học phổ thông (lớp 12, 13). Từ lớp 9 đến lớp 11, học sinh học chương trình phổ thông chưa phân ban. Lớp 12-13 có phân ban và học sinh tự chọn theo nguyện vọng nghề nghiệp của mình như: định hướng học các nghề khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên trong tương lai.

Ở bậc phổ thông, có các loại bằng cấp:

  • Chứng chỉ tốt nghiệp quốc gia (The National Certificate of Educational Achievement- NCEA- là chứng chỉ quốc gia của NZ, dành cho học sinh hết lớp 11 (ACEA level 1- chứng nhận tốt nghiệp phổ thông bậc 1), lớp 12 ( NCEA level 2- chứng nhận tốt nghiệp phổ thông bậc 2) và lớp 13 ( NCEA level 3- chứng nhận tốt nghiệp phổ thông bậc 3)
  • NCEA thay thế cho Chứng nhận hết lớp 11 (School Certificate- lớp 11), Sixth Form Certificate- lớp 12, và Bursary & Higher School Certificate (Year 13).

Giáo dục new zealand a1

II. Các viện đào tạo nghề công lập và tư thục:

Viện đào tạo nghề công lập

Tại NZ, các viện đào tạo nghề (Institutes of Technology & Polytechnics (ITPs) là các trường công lập. Nhiệm vụ chính của các trường các trường này là đào tạo cao đẳng, cao đẳng nâng cao, và cả cử nhân và một số trường đào tạo cả bậc thạc sỹ. Điểm khác về đào tạo cử nhân của các trường college/ polytechnics này là các chương trình được đào tạo tại đây có vẻ mang tính thực tiễn/ thực hành cao hơn. Các trường này cũng có thời gian khai giảng- kết thúc năm học tương tự ở đại học. Sinh viên tốt nghiệp có thể đi làm ngay hoặc học lên cao hơn.

Các viện đào tạo tư (Private Training Providers (PTEs)

Có rất nhiều trường tư tại NZ, có trường đào tạo đa nghề và có trường đào tạo chỉ một nghề duy nhất. Tất cả các trường đều phải tuân thủ khung bằng cấp NZ và đăng ký cơ quan quản lý chất lượng giáo dục NZ (New Zealand Qualifications Authority). Đa số các trường này cũng có lịch khai giảng- kết thúc năm học như các trường cao đẳng, đại học công lập.

III. Các trường Đại học

Có 8 trường đại học công lập đào tạo bậc cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ và có nhiều trường cao đẳng công lập (Polytechnics) và cao đẳng tư thục khác đào tạo bậc học cử nhân, thạc sỹ- chủ yếu là thạc sỹ quản trị kinh doanh. Mỗi trường đại học có lịch học riêng nhưng nhìn chung một năm học có 2 kì, kì 1 thường khai giảng vào tháng 2 và kì 2 thường khai giảng vào tháng 7, mỗi kì dài 24 tuần, có kì nghỉ 2 tuần giữa một kì học và nghỉ 6 tuần giữa hai kì học. Ngay trong các kì nghỉ, sinh viên vẫn có thể học nếu muốn.

  • Các trường đại học NZ đều là các trường công lập;
  • Đào tạo tại các trường đại học là dựa trên nền tảng học thuật và nghiên cứu;
  • Các trường thường khai giảng vào tháng 2 hoặc đầu tháng 3, kết thúc vào cuối tháng 10;
  • Hầu hết các khóa học là một năm trở lên nhưng cũng có khóa học chỉ có một học kì;
  • Sinh viên cũng có thể bắt đầu khóa học vào kì 2, tức tháng 7 hàng năm với một số ngành học;
  • Các buổi giảng dạy thường từ thứ 2 đến thứ 6, tuy nhiên hệ thống thư viện và hỗ trợ học tập mở cả vào thứ 7 và Chủ Nhật, các kì thi đôi khi cũng được tổ chức vào thứ Bảy;
  • Một số trường tổ chức học trong hè- tháng 11- tháng 2, giúp sinh viên cắt ngắn thời gian học.

IV. Trung tâm tiếng Anh và các trường đào tạo dự bị đại học

1. Các trường đào tạo tiếng/ ngoại ngữ

Đây là các trường đào tạo tiếng Anh hoặc các thứ tiếng khác, đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn và thường có chương trình đào tạo riêng. Đa số các trường này là trường tư, các khóa học thường được chia thành nhóm 5 tuần, 10 tuần, 12 tuần, 15 tuần… phù hợp với nhu cầu người học. Cá biệt có trường chuyên đào tạo dạng gia sư.

2. Các trường đào tạo dự bị đại học

Nhiều trường đại học và một số trường phổ thông có đào tạo dự bị đại học, chủ yếu là dành cho sinh viên quốc tế đến từ các nước mà chương trình phổ thông không tương thích với chương trình phổ thông NZ. Nội dung chính của các chương trình này là chuẩn bị cho sinh viên quốc tế nhập học đại học, các môn học chính là tiếng Anh, phương pháp học tập, đại cương về lĩnh vực mà sinh viên dự định học tại đại học.

Có các trường lớn sau:

  • Tập đoàn giáo dục Navitas, đào tạo các chương trình chuyển tiếp vào Đại học Canterbury: Dự bị Đại học, University Transfer Programs (UTP- tương đương năm 1 đại học)
  • Tập đoàn giáo dục Kaplan, đào tạo các chương trình chuyển tiếp vào Đại học Massey: tiếng Anh, Dự bị Đại học, Cao đẳng (Diploma- tương đương năm 1 đại học), Graduate Diploma- chuyển tiếp lên Thạc sỹ.
  • Tập đoàn UP Education, đào tạo chương trình Dự bị Đại học vào Đại học Auckland, Đại học Victoria Wellington và Đại học Công nghệ Auckland (AUT).

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ :)


Tham khảo:

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Mời gặp các trường đào tạo Quản trị Khách sạn – chương trình thực hành có trả lương

Du học ngành Khách sạn Du lịch là chương trình rất hữu ích và hiệu quả với sinh viên, vừa đảm bảo việc học tập vừa kiếm thêm tiền chi trả cho cuộc sống thay vì học miệt mài trên giảng đường và phải tự ra ngoài tìm việc làm thêm. Các bạn sẽ được học 6 tháng lý thuyết, 6 tháng thực hành hưởng lương: tại Thụy Sỹ là 2,200-2,500 CHF/tháng (tương đương 60 triệu VND/tháng) và tại Úc là khoảng 3,200 AUD/tháng (tương đương 61,4 triệu VND/tháng).

Triển lãm Giáo dục Quốc tế 2014 và những cái Nhất

Đây là điểm mạnh mà không triển lãm du học của công ty tư vấn du học nào có được. Tại triển lãm, 80% phiên dịch của chúng tôi là các cựu du học sinh. vì vậy, các phụ huynh và học sinh đừng ngại hỏi, hoặc xin contact của các anh chị cựu du học sinh để có thêm kinh nghiệm cho bản thân mình.

Học bổng của các trường tham dự Triển lãm Giáo dục Quốc tế Tháng 3/2014

Học bổng của các trường tham dự Triển lãm Giáo dục Quốc tế Tháng 3/2014

Danh sách định cư tay nghề tại New Zealand

(Nguồn: www.immigration.govt.nz/) Part A Skill Level One Occupations 221111 Accountant (General) 225113 Marketing Specialist 211111 Actor 231211 Master Fisher 211199 Actors, Dancers and Other Entertainers nec 233112 Materials Engineer 224111 Actuary…

Vì sao nên chọn học phổ thông tại Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada?

Ở môi trường mới, học sinh tỏ ra hết sức phấn khích trong một môi trường khuyến khích học tập bằng thực hành. Các phòng khoa học: vật lý, hóa học… có đầy đủ các ống bình, thí nghiệm. Âm nhạc có các loại kèn, trống, sáo, piano, violin, phòng luyện thanh. Môn hội họa có xưởng vẽ và mỹ thuật. Với các trang thiết bị như thế, các em được “chỉ tận tay”, dần hình thành được ý thức về nghề nghiệp tương lai phù hợp với mong muốn và năng khiếu của mình – đây là đặc điểm quan trọng nhất về triết lý giáo dục hiện đại của phương Tây.

Du học New Zealand: rẻ, an toàn, cơ hội việc làm và định cư

New Zealand hấp dẫn nhiều du học sinh, do: chi phí rẻ hơn, an toàn, bằng cấp được công nhận trên toàn cầu, chất lượng đào tạo cao, nhiều việc làm thêm, chính sách cho sinh viên ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp và xin định cư khi đủ điều kiện.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn