09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 4: Kỹ sư chăn nuôi và ngành công nghệ thực phẩm

Thứ Ba - 04/06/2013

I. Chăn nuôi nhanh giàu hơn trồng trọt:

“Trong khi ngành trồng trọt đã tiến dài và đạt đến tới hạn, thì ngành chăn nuôi vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Việc xoá đói giảm nghèo, làm giàu từ chăn nuôi sẽ dễ dàng hơn”. Đó là những chia sẻ của PGS, TS Hoàng Văn Tiệu – Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia (Bộ NNPTNT) với báo Nông thôn ngày nay xung quanh câu chuyện nghiên cứu và phát triển ngành chăn nuôi.

Liên quan đến nhóm ngành nghề này, chương trình đào tạo bậc Đại học có các ngành: chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản. Học ngành chăn nuôi ra, các bạn sẽ có khả năng tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm (di truyền chọn lọc giống, kỹ thuật nuôi dưỡng động vật, thiết kế chuồng trại, kỹ nghệ thú sản, vệ sinh môi trường chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh…). Trong khi đó ngành thú y đào tạo bác sĩ thú y có khả năng chẩn đoán, điều trị, phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, thú cảnh, thú hoang dã, các bệnh lây giữa người và thú, kiểm dịch động vật, kiểm soát thú sản… Tại nhiều trường Đại học, Chương trình Cử nhân chăn nuôi cũng cho phép bạn được lựa chọn học chuyên sâu về Thú y.

 a1

Nước Anh có khí hậu ôn đới là điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi và chế biến sản phẩm động vật phát triển. 60% sản lượng nông nghiệp của Anh có nguồn gốc từ ngành chăn nuôi. Các chương trình đào tạo ở Anh đều gắn liền với thực tiễn vì vậy sinh viên năm thứ 3 (năm cuối đại học) thường có khoảng 6 tháng – 1 năm thực tập có hưởng lương. Các kỹ năng và kinh nghiệm mà các bạn có được trong thời gian thực tập sẽ là một lợi thế lớn khi các bạn ra trường và tìm việc trong tương lai. Chính vì vậy mà tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có việc làm trong vòng 6 tháng rất cao trên 90%. Mức lương trung bình hiện nay cho một kỹ sư chăn nuôi tại Anh là £33.411/năm (tương đương 1,04 tỷ đồng) cao hơn 3% so với mức trung bình của tất cả các ngành nghề.

 Tuy nhiên, Mỹ mới là quốc gia đáng mơ ước với những người làm việc trong ngành này bởi một kỹ sư chăn nuôi bình thường sẽ nhận được mức lương $64.000-$96.000/năm (tương đương 1,34 – 2 tỷ đồng) tùy thuộc vào bằng cấp và kinh nghiệm. Maryland là bang trả lương cao nhất với mức trung bình khoảng $105.750. Những người làm trong khu vực sản xuất cũng có mức lương cao hơn (95.880 $/năm) so với các khu vực khác như Quản lý công, Giáo dục …

 a2

(Nguồn: recruiter.com/)

 II. Học công nghệ thực phẩm – Đón đầu sự phát triển

 Nếu nước Mỹ nổi tiếng với Thung lũng Silicon thì Úc nổi tiếng với Thung lũng Thực phẩm (Food Valley) đóng góp những sản phẩm nổi tiếng khắp thế giới như thịt bò Úc, sữa Úc, hoa quả Úc. Nơi đây tập trung những cơ sở nghiên cứu hàng đầu về ngành công nghệ thực phẩm, trở thành một ngành mũi nhọn của nông nghiệp Úc. Nhờ có nền nông nghiệp phát triển, cộng thêm khả năng hỗ trợ của ngành công nghệ thực phẩm, Úc trở thành quốc gia xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Pháp. Sở hữu những công nghệ hàng đầu thế giới trong ngành công nghệ thực phẩm, Úc thật sự là điểm đến lý tưởng cho những sinh viên muốn được học tập, nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật tiên tiến nhất trong nhóm ngành này.

Ngành Công nghệ thực phẩm với trình độ đại học và cao đẳng đi sâu vào công nghệ chế biến thịt cá, công nghệ lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến rau quả, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường và đồ uống…   Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng kỹ sư công nghệ thực phẩm (hệ đại học) hoặc cử nhân cao đẳng, với vai trò là cán bộ kỹ thuật tại các công ty, nhà máy chế biến thực phẩm hoặc chuyên viên kiểm tra, đánh giá, đảm bảo chất lượng thực phẩm tại các trung tâm nghiên cứu và kiểm định về chất lượng thực phẩm.

 a3

Ở Việt Nam, ngành công nghệ sản xuất thực phẩm được coi là khá non trẻ mới được hình thành khoảng vài chục năm nay. Chúng ta còn thua khá xa các nước trong khu vực và quốc tế về trình độ công nghệ, trong đó ngoài những trang thiết bị hiện đại, những quy trình công nghệ tiên tiến phải kể đến đó là nguồn nhân lực. Chúng ta đang thực sự thiếu những kỹ sư, những cử nhân, những người lao động có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề vững vàng trong khi nhu cầu về nguồn nhân lực trong các ngành sản xuất công nghiệp sẽ tăng cao. Điều đó giải thích vì sao hiện nay có hiện tượng lao động nước ngoài đã tràn sang tìm việc làm và lao động trên chính mảnh đất của chúng ta. Trong 10 nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao trong thời gian tới thì Công nghệ chế biến thực phẩm xếp vị trí thứ 2, chiếm 13% tổng nhu cầu nhân lực.

 Nhu cầu nhân lực ngành nghề giai đoạn 2012-2015

 a4

III. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

 Muốn học ngành chăn nuôi hay công nghệ thực phẩm bạn cần học tốt môn Hóa và học đều môn Toán, Lý để thi khối A hoặc Toán, Sinh để thi khối B. Các trường ĐH sau đây có tuyển sinh ngành công nghệ thực phẩm: ĐH Bách khoa Hà Nội; ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM); ĐH Nông lâm (ĐH Huế); ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng); ĐH Cần Thơ; ĐH Công nghiệp TP.HCM; ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM; ĐH Vinh…

 Với các bạn có ý định đi du học thì ngành chăn nuôi và công nghệ thực phẩm là một sự lựa chọn tốt bởi chính phủ hầu hết các nước đều khuyến khích và có chính sách hỗ trợ sinh viên theo học chuyên ngành này. Số lượng học bổng tại các trường cũng nhiều hơn các ngành nghề khác đặc biệt là ở bậc sau Đại học. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cũng rất rộng mở. Dưới đây là những thông tin về việc du học ở từng nước mà các học sinh cần lưu ý.

 1. Anh

  • Làm thêm: 20h/ tuần với sinh viên học chương trình cao đẳng, cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Học sinh học tiếng Anh, dự bị đại học, phổ thông không được phép làm thêm.
  • Ở lại làm việc: chỉ sinh viên tốt nghiệp một số ngành trọng yếu theo đánh giá của chính phủ Anh mới được ở lại với điều kiện sinh viên phải xin được việc làm và công ty tuyển dụng đồng ý bảo trợ sinh viên đó.
  • Định cư: Anh không có chính sách định cư dành cho sinh viên quốc tế.
  • Tìm kiếm các khóa học: http://www.educationuk.org/

2. Úc

  • Làm thêm: 40h/2 tuần với học sinh, sinh viên nói chung và không hạn chế thời gian với sinh viên học thạc sỹ nghiên cứu và tiến sỹ.
  • Ở lại làm việc: sinh viên tốt nghiệp cao đẳng- đại học các ngành nằm trong danh sách các ngành cần nhân lực cao tại Úc được ở lại 1,5 năm; sinh viên tốt nghiệp đại học, thạc sỹ tín chỉ được ở lại 02 năm, thạc sỹ nghiên cứu là 3 năm, tiến sỹ là 4 năm.
  • Định cư: Úc có chính sách định cư dạng tay nghề dành cho sinh viên quốc tế.
  • Tìm kiếm các khóa học: http://cricos.deewr.gov.au/Course/CourseSearch.aspx

 
a5

3. New Zealand

  • Làm thêm: 20h/ 1 tuần với học sinh, sinh viên nói chung, trừ sinh viên học tiếng Anh;
  • Ở lại làm việc: sinh viên tốt nghiệp cao đẳng- đại học được ở lại 1- 3 năm.
  • Định cư: NZ có chính sách định cư dạng tay nghề dành cho sinh viên quốc tế.
  • Tìm kiếm các khóa học: http://www.newzealandeducated.com/

4. Canada

  • Làm thêm: 20h/ 1 tuần với học sinh, sinh viên nói chung.
  • Ở lại làm việc: sinh viên tốt nghiệp cao đẳng- đại học được ở lại 1- 3 năm.
  • Định cư: Canada có chính sách định cư dạng tay nghề dành cho sinh viên quốc tế.
  • Tìm kiếm các khóa học: http://www.studycanada.ca/english/school_search.php

5. Mỹ

  • Làm thêm: 10h/ 1 tuần với học sinh, sinh viên nói chung và làm on campus- tức là chỉ được làm việc trong trường.
  • Ở lại làm việc: sinh viên tốt nghiệp cao đẳng- đại học được ở lại 1 năm.
  • Định cư: Mỹ không có chính sách định cư dạng tay nghề.
  • Tìm kiếm các khóa học: http://www.isep.org/students/intl_students/search_for_a_program.asp

 Những chỉ dẫn thêm về ngành công tác xã hội cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: 04 3971 6229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 Đón xem Kỳ 5: Bác sỹ thú y – Lương cao hơn Bác sỹ cho người?

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh

ĐỨC ANH A&T

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Chương trình học mới & Học bổng đặc biệt chưa từng có tại HTMi Thụy Sĩ

Nói đến nhân sự trình độ cao, được đào tạo chuyên nghiệp, chỉn chu về nghiệp vụ du lịch- khách sạn, không đâu có thể vượt qua được Thuỵ Sĩ….

Tập đoàn Giáo dục Thụy Sĩ – Swiss Education Group mời trao đổi cùng cựu du học sinh SEG về cơ hội nghề nghiệp trong ngành Quản trị Du lịch- Nhà hàng- Khách sạn

Ngành Quản Trị Dịch Vụ- Nhà Hàng- Khách Sạn- Du Lịch là ngành không bao giờ “lỗi thời”, luôn dễ kiếm việc làm và phát triển cá nhân- nhờ kinh…

Tập Đoàn Giáo Dục Thụy Sĩ – Swiss Education Group (SEG) Mời Tham Dự Hội Thảo Trực Tuyến – Nếu ngành Quản trị Du lịch- Nhà hàng- Khách sạn là đam mê của bạn!

Nếu Quản Trị Du Lịch – Nhà Hàng – Khách Sạn là đam mê của bạn thì bạn không thể bỏ qua Thụy Sĩ, và Tập Đoàn Giáo Dục Thụy…

Cơ hội việc làm không giới hạn cho sinh viên tại Ý & toàn cầu Với Thạc sỹ Chuyên ngành Chế biến thực phẩm tại Università Cattolica

Ngành thế mạnh tại Università Cattolica với chất lượng đào tạo TOP 200 thế giới, học bổng 30%, có nhiều tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm cao…

Ngành nào HOT nhất: Kỹ thuật- CNTT- Y tế- Giáo dục…? – Trao đổi 1-1 với các trường TOP tại Triển lãm du học Online

Dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, mức thu nhập lý tưởng, ở lại làm việc lâu dài hoặc định cư …là các ưu điểm lớn nhất khi học…

Mời gặp Giáo sư Andrew Davey- Trưởng khoa Dược, Griffith University tại Hội thảo Online ngày 10- 5- 2020

Griffith University là trường TOP 2% thế giới, đào tạo đa ngành, trong đó ngành Dược được đánh giá rất cao bởi: Chất lượng đào tạo nằm trong Top 150…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn