09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Nghề giảng viên đại học: Công thức để thành công

Thứ Sáu - 01/06/2012

Người ta thường nói nghề giáo là nghề “gõ đầu trẻ” nhưng với giảng viên đại học thì không phải là “gõ đầu trẻ” mà là “gõ đầu thanh niên” – những người đã hoàn toàn trưởng thành về mặt sinh học và nhận thức xã hội.

Học + Hành + Chia sẻ = Thông tuệ

Không biết từ khi nào và cũng không rõ từ đâu tôi tìm thấy công thức này. Chỉ biết sau hơn 5 năm làm giảng viên đại học, công thức này luôn là kim chỉ nam định hướng phát triển nghề nghiệp của tôi. Vậy cụ thể công thức này là gì và vì sao nó lại có thể giúp tôi bước những bước vững chắc và đúng hướng trong nghề giáo. 

Học. Người ta thường nói nghề giáo là nghề “gõ đầu trẻ” – quá đơn giản đối với một người trưởng thành khi “gõ đầu” một đứa trẻ nhỏ “thấp” hơn mình. Tuy nhiên với giảng viên đại học thì không phải là “gõ đầu trẻ” mà là “gõ đầu thanh niên” – những người đã hoàn toàn trưởng thành về mặt sinh học và nhận thức xã hội.

Chính vì thế bạn phải thật sự “cao lớn hơn” họ thì mới có thể “gõ đầu thanh niên” được. Cụm từ “Cao lớn hơn” ở đây mà tôi muốn nói đến chính là chuyên môn của bạn. Để giảng dạy tốt và hiệu quả thì điều kiện đầu tiên đối với một giảng viên đại học đó là chuyên môn phải vững vàng. Chẳng thế mà trong các tiêu chí tuyển giáo viên của các trường Đại học, Cao đẳng… luôn có yêu cầu về bằng cấp, chuyên môn đào tạo…

Dù vậy, cần phải phân định rõ thế nào là chuyên môn vững vàng. Thực tế, với sự phát triển như vũ bão của CNTT ngày này, việc các bạn sinh viên cập nhật các kiến thức cơ bản về chuyên ngành đào tạo đã không còn khó khăn như trước. Nếu như trước đây những kiến thức chuyên ngành cơ bản trong các lĩnh vực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng còn là những thứ xa xỉ của các bạn sinh viên năm thứ nhất (vì chưa được học), thì giờ đây họ hoàn toàn có thể tìm thấy ngay trên internet, sách báo, tạp chí… Do vậy, việc phải có chuyên môn vững ở đây cần hiểu là chuyên môn rất sâu và rộng về chuyên ngành của mình, có như vậy thì mới có thể “đủ vốn” để giảng dạy các bạn sinh viên.

Lời khuyên: Cần phải liên tục học hỏi, đào sâu và mở rộng kiến thức chuyên môn, tìm kiếm, nghiên cứu những khía cạnh mới liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của mình. Học không chỉ là trên sách vở, tài liệu chuyên ngành mà còn là từ chính các bạn sinh viên, bạn bè, gia đình và xã hội.

 

Giảng viên cần phải liên tục học hỏi, đào sâu và mở rộng kiến thức chuyên môn…
(ảnh: www.ducanhduhoc.vn)

Hành. Người ta thường nói học phải đi đôi với hành, nếu như việc học giúp ta hiểu biết và tập hợp cơ sở lý thuyết về một vấn đề nào đó thì hành chính là việc ta kiểm chứng tính chính xác và khả năng thực thi của lý thuyết đó trong thực tế.

Bài giảng của bạn sẽ buồn chán và vô vị khi bạn chỉ suốt ngày nói đến các định nghĩa, các bổ đề, các quy tắc, mô hình… mà không có những ví dụ minh họa từ thực tế liên kết đến các cơ sở lý thuyết trên. Nói nôm na, nếu như cơ sở lý thuyết là những “viên thuốc tri thức” thì những ví dụ thực tế giống như những cốc nước giúp các bạn sinh viên có thể dễ dàng uống “viên thuốc tri thức” đó.

Vậy làm thế nào để có thể có nhiều ví dụ thực tế? Và nhất là các ví dụ thực tế phải rất “thời sự”, có nghĩa là các tình huống thực tế mà bạn đưa ra làm ví dụ phải thường xuyên cập nhật, là những tình huống mới nhất, gần với văn hóa, lối sống và sự hiểu biết của các bạn sinh viên.

Thử hình dung nếu 5 năm trời bạn giảng dạy và chỉ dùng một vài tình huống thực tế lặp đi lặp lại để minh họa cho các vấn đề lý thuyết của bạn và thậm chí các tình huống thực tế đó đã xảy ra từ “ngày xưa…”, sang đến năm thứ 6 các ví dụ của bạn có thể không còn được coi là ví dụ thực tế nữa mà có thể đã trở thành những ví dụ “kiểu mẫu” – một biến thể của lý thuyết.

Lời khuyên: Cách tốt nhất để cập nhất kiến thức thực tế về chuyên môn của mình đó là trực tiếp tham gia thực hành và làm việc với các doanh nghiệp bên ngoài. Chỉ khi bạn tự biến mình thành “chuột bạch”, tự mình kiểm chứng cơ sở lý thuyết chuyên ngành của bạn thì bạn mới có thể có được những bài học thực tế bổ ích qua đó lấy làm những ví dụ sinh động trong bài giảng. Bên cạnh đó bạn cũng nên liên tục để ý và nắm bắt các thông tin liên quan, cập nhật tin tức “thời sự” về lĩnh vực chuyên môn của bạn.


Sinh viên ngày nay có thể tìm hiểu kiến thức chuyên ngành từ nhiều nguồn khác nhau

(ảnh: www.ducanhduhoc.vn)

Chia sẻ. Kiến thức của xã hội loài người là vô cùng vô tận, không ai có thể biết hết, trải nghiệm hết tất cả mọi điều. Chính vì vậy, chuyên môn của bạn có thể vững vàng, rộng và sâu đến đâu đi nữa thì cũng không có nghĩa là bạn đã biết hết tất cả mọi khía cạnh của nó.

Vậy, làm thế nào để cập nhật những khía cạnh mới, những nội dung mới trong chuyên môn của bạn khi mà bạn không đứng ở vị trí của người đi học mà đứng ở vị trí của người dạy. Bạn luôn bận rộn với việc dạy người khác các kiến thức mà bạn có và không thể có thời gian để bạn học và cập nhật thêm những điều mới mẻ.

Thực tế có rất nhiều giảng viên cho rằng việc học và dạy là 2 việc khác nhau và chúng không thể đồng hóa là một. Quan điểm của tôi lại khác, khi bạn có thể coi việc bạn dạy các bạn sinh viên và việc bạn học từ các bạn sinh viên là một thì khi đó có nghĩa là bạn không dạy theo cách thông thường, theo phương pháp truyền thống nữa mà thực ra là bạn đang chia sẻ kiến thức của mình với các bạn sinh viên. Bản thân từ chia sẻ trong tiếng Việt đã bao hàm ý nghĩa của việc hai bên trao đổi cho nhau những thứ mà họ có. 

Lời khuyên:  Bạn cần thay đổi phương pháp giảng của bạn nếu như bạn đang áp dụng phương pháp giảng một chiều tức là chỉ có một mình bạn “độc thoại” trên lớp, còn các bạn sinh viên thì không được tham gia vào bất kỳ hoạt động nào, nhiệm vụ của họ là chép và chép. Lớp học của bạn sẽ sôi nổi và mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều nếu các bạn sinh viên được tham gia nhiều hơn vào các tình huống thảo luận, làm bài tập nhóm và học thông qua các trò chơi mô phỏng. Bản thân bạn cũng sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích khi quan sát và trực tiếp tham gia, hướng dẫn các bạn sinh viên thực hiện các hoạt động trên lớp.  

 

ThS.Lê Văn Nam – tác giả bài viết

Thông tuệ. Là mục tiêu mà bất kỳ giảng viên nào cũng muốn vươn tới. Thực tế xét ở các góc độ khác nhau thì có thể mỗi giảng viên đều đã đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, xét trên phương diện tổng thể thì gần như không có giảng viên nào đạt được điều này, lý do là vì “nhân vô thập toàn”. Tuy vậy tôi vẫn gửi tặng các bạn lời khuyên cuối cùng bằng bốn câu thơ thay cho lời kết và chúc cho các bạn giảng viên trẻ sẽ thành công trên con đường sự nghiệp mà mình đã lựa chọn.

Lời khuyên:
Chuyên môn vững (Học)

Thực tế nhiều (Hành)
Không giảng một chiều (Chia sẻ)
Ắt thành chính quả (Thông tuệ)

Sự kiện sắp tới dành cho sinh viên quan tâm:
* Thi: BSNEU Case Analysis  năm 2012
* Học tập, việc làm và trao đổi kinh nghiệm cùng các công ty, trường của Anh, Úc, Mỹ, New Zealand      
https://ducanhduhoc.vn/hoi-thao-du-hoc-anh-uc-my-hoc-bong-va-cac-co-hoi.html

Lê Văn Nam

* Đôi nét về tác giả:

ThS. Lê Văn Nam là giảng viên của Viện Quản trị Kinh doanh  – ĐH Kinh tế Quốc dân (http://www.bsneu.edu.vn),  đồng thời cũng là Chuyên gia tư vấn của Công ty CP Phát triển Năng lực Tổ chức OCD (http://ocd.vn), trưởng ban tổ chức cuộc thi BSNEU Case Analysis được tổ chức hàng năm. ThS Lê Văn Nam tốt nghiệp MBA chuyên ngành quản trị marketing tại Đại học Grande Ecole de Gestion – ESG,Paris, Pháp  (2004-2006).

Nguồn: www.ducanhduhoc.vn

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Chương trình học mới & Học bổng đặc biệt chưa từng có tại HTMi Thụy Sĩ

Nói đến nhân sự trình độ cao, được đào tạo chuyên nghiệp, chỉn chu về nghiệp vụ du lịch- khách sạn, không đâu có thể vượt qua được Thuỵ Sĩ….

Tập đoàn Giáo dục Thụy Sĩ – Swiss Education Group mời trao đổi cùng cựu du học sinh SEG về cơ hội nghề nghiệp trong ngành Quản trị Du lịch- Nhà hàng- Khách sạn

Ngành Quản Trị Dịch Vụ- Nhà Hàng- Khách Sạn- Du Lịch là ngành không bao giờ “lỗi thời”, luôn dễ kiếm việc làm và phát triển cá nhân- nhờ kinh…

Tập Đoàn Giáo Dục Thụy Sĩ – Swiss Education Group (SEG) Mời Tham Dự Hội Thảo Trực Tuyến – Nếu ngành Quản trị Du lịch- Nhà hàng- Khách sạn là đam mê của bạn!

Nếu Quản Trị Du Lịch – Nhà Hàng – Khách Sạn là đam mê của bạn thì bạn không thể bỏ qua Thụy Sĩ, và Tập Đoàn Giáo Dục Thụy…

Cơ hội việc làm không giới hạn cho sinh viên tại Ý & toàn cầu Với Thạc sỹ Chuyên ngành Chế biến thực phẩm tại Università Cattolica

Ngành thế mạnh tại Università Cattolica với chất lượng đào tạo TOP 200 thế giới, học bổng 30%, có nhiều tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm cao…

Ngành nào HOT nhất: Kỹ thuật- CNTT- Y tế- Giáo dục…? – Trao đổi 1-1 với các trường TOP tại Triển lãm du học Online

Dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, mức thu nhập lý tưởng, ở lại làm việc lâu dài hoặc định cư …là các ưu điểm lớn nhất khi học…

Mời gặp Giáo sư Andrew Davey- Trưởng khoa Dược, Griffith University tại Hội thảo Online ngày 10- 5- 2020

Griffith University là trường TOP 2% thế giới, đào tạo đa ngành, trong đó ngành Dược được đánh giá rất cao bởi: Chất lượng đào tạo nằm trong Top 150…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn