09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Tư duy logic và giải quyết vấn đề có cần ở du học sinh?( Kỳ 2)

Thứ Tư - 28/08/2013

Đi du học liệu có cần tư duy logic và tư duy giải quyết vấn đề không? Ở các nước văn minh hiện đại như Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand… pháp luật chặt chẽ thì đâu có thể xảy ra chuyện gì. Tất cả đều được sắp đặt sẵn cho bạn. “Bay đi. Học. Bay về.” Trong kỳ 2 này, tôi chia sẻ một vài điều về nấu ăn và sống với người lạ.

Xem kì 1: Tư duy logic và giải quyết vấn đề có cần ở du học sinh

 Đội hình Fairmount Avenue

Chuyển về Fairmount Avenue, những ngày đầu của tôi thật đẹp, thực ra đó sự ngộ nhận do phấn chấn. 4 năm sau, khi tôi quay lại để nhìn cùng căn nhà đó, tôi nhận ra nó quá xấu xí, nhỏ thó, và nằm giữa một dãy những ngôi nhà trông giống hệt nhau về kiến trúc. Trông nó chen chúc như lợn người ta đặt sát nhau chở trên xe tải. Nhưng tại thời điểm mới đến, tôi thấy căn nhà đó đẹp. Đơn giản. Gọn. Tiện. Hoàn toàn hợp lí cho một cậu sinh viên du học. Nếu bạn là tôi, bạn cũng sẽ không ca thán về mức giá $275/tháng.

Đi du học a1

Tôi cũng có phòng riêng như ở City Line Avenue. Và cũng chia sẻ căn nhà với 3 người khác. Thay một người Mỹ trắng, và hai người Việt lúc trước ở City Line Avenue bằng ba người Trung Quốc là bạn có căn nhà ở Fairmount của tôi. Ở nơi mới, tôi cũng học để sống hòa thuận với 3 người này – không thua gì như khi tôi học để sống chung với 3 bạn trước.

James ‘béo’

“I am not freaking Chinese. I am Taiwanese. How many times do I have to tell you?” – James “béo” nói như quát vào mặt tôi. Thế đấy! Họ nói tiếng Trung gần giống nhau, nói nghe đều hiểu, họ cũng có chung cội nguồn tổ tông, văn hóa của họ là một, trông họ cũng có khác nhau đâu. Thế mà không nhận nhau! Tôi thấy James cáu vì một việc quá nhỏ nhặt – như một cụ già làm om xòm vì đánh mất cái kim khâu.

Tuy nhiên, bạn chớ bao giờ gọi người Đài Loan là người Tàu. Theo những gì tôi biết, sau thất bại năm 1949, Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai Shek) và binh lính của ông chạy sang và xây dựng nên Đài Loan (còn gọi là Trung Hoa Dân Quốc). Vì họ rất tự hào về khởi đầu mới này và cũng chua chát không kém về thất bại trước đó, họ truyền điều đó cho con cháu đời sau và tất cả các bạn Đài Loan của tôi đều coi mình là ‘người Đài Loan’. Việt Nam do quan hệ ngoại giao chỉ coi Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ chứ không phải là một quốc gia. Tôi lại khôn thêm tí xíu, nhưng với James, hình ảnh của tôi rất là fobbish (hãy xem kỳ 1).

 Đi du học a2

James ‘không béo’

Tôi nghĩ một du học sinh nhất thiết cần tránh tranh chấp, đặc biệt là sau tình huống đó với James béo. Giữ mối giao hảo tốt đẹp với các bạn cùng nhà: thượng sách. Thú thực, James “béo” không phải tên là James Béo. Bạn bè không gọi cậu ta như vậy. Tôi cũng không gọi cậu ta như vậy. Tôi chỉ bắt đầu gọi kể từ lúc cậu ta quát vào mặt tôi. Thật là một chính sách ngoại giao ‘an eye for an eye’ thiếu khôn ngoan. Nhưng ở thời điểm đó, tôi không nghĩ được vậy. Tôi chỉ nghĩ đàn ông con trai sao mà phải nhạy cảm thế nhỉ, người khác gọi mình như vậy có sao đâu mà giận dỗi.

Mỹ, một đất nước phương Tây, lại nhiều người béo phì – nay Tổng thống Obama đã tuyên bố là quốc bệnh, toàn bộ dân chúng rất nhạy cảm với những từ như ‘béo’. Vấn đề của tôi là ‘thấy béo thì bảo béo thôi’ và tôi không ý thức là người Mỹ ‘thấy béo thì bảo anh ấy “to”, “tròn trĩnh” hoặc anh ấy “đầy đặn”. Sau này, tôi mới thấm thía cái nét văn hóa này vì trong suốt 5 năm rưỡi tôi ở Mỹ, lần duy nhất tôi nghe thấy từ ‘béo’ trong một câu chuyện dùng để tả người là lần đó với James. Tôi tưởng tượng phải nghe từ đó với họ cảm giác giống một sự xúc phạm hơn là một cách gọi thân mật.

 Đi du học a3

Cái này có lẽ không chiếu ngang sang văn hóa người Việt được. Vì theo tôi vẫn hiểu, người Thanh Hóa người Hà Nội hay người Bình Dương đều nói về từ béo như nhau. Anh nào sườn không thể nhìn thấy tí xương nào thì không còn gầy, anh nào đứng thẳng không thấy được bàn chân mình thì chắc chắn là béo rồi. Tôi khôn ra chút nữa nhưng ‘No more making friends with James.’

Nấu ăn

Cuộc đời là thế. Các sai lầm thường không đi một mình mà theo nhóm – ‘họa vô đơn chí’ mà. Ở chưa được lâu, tôi lại tiếp tục ‘khôn ra tí xíu nữa’.

Khi đi du học ở nước Mỹ, người ta nhận ra nhà cửa có đôi chút khác với Việt Nam. Khi xây một căn nhà ở Việt Nam, bạn phải chú ý đến đường nước – dẫn nước vào nhà và thoát nước ra cống. Bạn cũng phải quan tâm đến đường điện để có thể thắp sáng. Ở Mỹ, bạn có thêm một đường: đường gas.

a4

Nhiều nhà ở Mỹ có hệ thống sưởi ấm dùng khí gas; chạy trong khắp các bức tường trong nhà bạn là các ống kim loại để sẵn sàng đẩy khí gas vào trong ‘furnace’. Khi bạn bật máy sưởi lên, khí gas sẽ được đốt cháy, làm nóng và nhà bạn ấm theo cách này. Philadelphia rất nhiều nhà như vậy vì mùa đông ở đây có năm xuống đến -20 C.

Đi du học a5

Một tối thứ 5 mùa đông, tôi đi học về như bình thường – tức là trong tình trạng quá đói. Tôi nấu mì ăn cho ấm. Hôm nào phải ăn một mình, tôi lấy ‘taste’ bù cho ‘company’. Tôi đun nước sôi bằng cái ‘water boiler’. Đổ vào một cái ‘pot’ vừa đủ. Và tất cả các loại tả phí lù trên đời đều có mặt trong tô mì: frozen seafood đóng gói, có, rau chưa nhặt chưa rửa, có, trứng trần đã ở trong tủ lạnh không biết bao lâu, có, hotdog, có. Đến lúc bát mì đó xong, thường là không nhìn thấy mì. Bạn đừng tưởng tượng một bát phở Thìn bờ hồ được bài trí ngon mắt. Bát mì của tôi giống của một người vừa nói chuyện điện thoại vừa chuẩn bị đồ ăn.

Sau này có bác hỏi tôi “điều khó nhất cháu phải đương đầu lúc đi học là gì?” Tôi trả lời “lúc cháu mới sang đó, khó khăn nhất là phải nhắm mắt ăn cái thứ mình nấu.”

Nhưng lần nào cũng vậy. Tôi ăn hết mì không còn cả giọt nước dùng. Ăn xong, tôi nhận thấy ai đó rửa bát đũa lúc trước đã quên tắt nước. Nước lạnh chảy nhỏ giọt. “Gotta be frugal” tôi tự nhủ và vặn chặt vòi. Tất cả 3 sinh viên kia trong nhà đã tiết kiệm bằng cách mở máy sưởi càng ít càng tốt, chỉ những lúc quá lạnh lẽo mới bật lên để trong nhà không lạnh hơn ngoài sân. Tôi luôn tự nhắc góp phần sức của mình để giúp mọi người.

Đi du học a6

‘Bad move!’.

Sáng hôm sau, tôi choàng tỉnh bởi vài ba người cao giọng với nhau vọng vào phòng. “Who turned off the faucet???!!” – ‘ai tắt vòi đấy???!!’ Alex đi hỏi mọi người- thái độ khó chịu toàn bộ housemates trong nhà. Trên thực tế, hệ thống làm nóng có chỗ hoạt động không tốt, và vì máy sưởi không bật (tiết kiệm) nên nếu vặn chặt vòi nước vào mùa đông, nước không chảy sẽ đóng băng ở trong ống và chúng tôi sẽ tốn rất nhiều thời gian để làm nóng lại. Lí tưởng ra, tôi nên hỏi mọi người trước khi tự ý làm gì đó – nhưng chuyện này quả thật logic của tôi không lường được.

Ngày hôm đó, 3 sinh viên Tàu (xin lỗi, và Đài Loan) và 1 sinh viên Việt Nam đi học. 2 trong số đó chưa tắm. 4 người chưa rửa mặt. Và tất cả đều nhai kẹo cao su (tôi mua) do chưa đánh răng. Tôi trở nên nổi tiếng trong ‘Fairmount Avenue household’.

 Đi du học a7

Thật ra, tôi cũng không đồng ý với cái chính sách tiết kiệm máy sưởi quá mức như thế. Nhưng hãy để câu chuyện tiết kiệm tiền gas cho một ngày khác. Cuộc sống là như vậy, bạn học để sống hàng ngày. Hãy hy vọng câu chuyện của tôi làm cho thời gian du học của bạn dễ chịu hơn.

Đón xem:  Tư duy logic và giải quyết vấn đề có cần ở du học sinh (Kỳ 3)

Đức Kiên

Ban thông tin du hoc- việc làm Đức Anh A&T, ducanhduhoc.vn Hotline: 09887 09698

 Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Du học Thụy Sỹ : Ngành quản trị du lịch và khách sạn

Tribe BSc.(Econ), MA, PhD, là giáo sư về ngành du lịch của trường đại học Surrey, Anh Quốc, đã tham gia hội thảo do Trung tâm nghiên cứu của trường HTMi…

Không cần phỏng vấn khi đăng ký học MBA tại Đại học West England khi đăng ký du học qua công ty Đức Anh

Nếu như trước đây, sinh viên quốc tế muốn đăng ký các chương trình MBA tại đại học West England đều phải trải qua những cuộc phỏng vấn gắt gao…

Mỹ: sinh viên ngành kinh doanh chiếm đa số

Theo thống kê gần nhất của US News, trong số 135 trường đại học và cao đẳng cung cấp số liệu cho tổ chức này, trung bình có tới 28.3%…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn