09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Du học Úc: Ngày càng nhiều sinh viên trượt học, trượt visa?

Thứ Tư - 12/02/2014

Với Úc, chính sách visa du hoc uc rộng mở – không phải trình giấy tờ tài chính vào văn phòng visa, chính sách làm thêm tại Úc vẫn đầy ưu ái..

Thời gian cho sinh viên tốt nghiệp ở lại làm việc tại Úc được kéo dài thêm, cơ hội ở lại định cư cao, các trường thì ngày càng tăng cường tuyển sinh và không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và dịch vụ cho sinh viên để thu hút thêm người đến học…

 Nhưng, thực tế là, ngày càng nhiều học sinh bị từ chối nhận vào học và nhiều học sinh đã được nhận học nhưng bj từ chối cấp visa. Thực tế này đang là vấn đề “nóng” với các du học sinh đăng kí học bậc cử nhân trở lên, vào học tại một số trong số 41 trường đại học diện SVP- sinh viên không phải trình giấy tờ tài chính vào VP visa khi xin visa du học.

1/ Trường từ chối- 

 
1/ Trường từ chối-  không nhận sinh viên.
 Lý do: sau khi nhận visa du hoc uc nhờ vào việc xin học tại trường thuộc diện SVP, nhiều sinh viên:

  • Bỏ học hoàn toàn ngay sau khi đến Úc;
  • Bỏ học sau khi đã học hết khóa tiếng Anh đã nộp tiền;
  • Chuyển sang trường có mức phí rẻ hơn, cấp bậc học thấp hơn, thường là chứng chỉ nghề hoặc cao đẳng, so với bậc học đăng kí ban đầu là cử nhân hoặc thạc sỹ.

Hậu quả là các trường xem xét lại mọi vấn đề, và các giải pháp thường là:

  • Từ chối tuyệt đối- với du học sinh một số tỉnh/ thành Việt Nam;
  • Hạn chế nhận sinh viên từ các tỉnh/ thành được nhận diện là nhiều rủi ro, có nhiều sinh viên trốn học, bỏ học, chuyển trường;
  • Xiết chặt các điều kiện xét tuyển về học thuật, tiếng Anh, tài chính, thân nhân với du học sinh nói chung;
  • Tăng tiền đặt cọc cho khóa cử nhân/ thạc sỹ;
  • Xiết chặt hồ sơ xin học từ các công ty có học sinh trốn/ bỏ học/ chuyển trường;
  • Không hoàn phí đặt cọc- khi học sinh phạm luật.

2/ Văn phòng visa từ chối- không cấp visa cho sinh viên. Một số lý do cơ bản:

2/ Văn phòng visa từ chối- không cấp visa cho sinh viên. Một số lý do cơ bản:

  • Hồ sơ học tập giả/ thông tin khai báo tài chính giả;
  • Học sinh bị đánh giá là không đủ năng lực tài chính cho du hoc;
  • Học sinh bị đánh giá là tiềm năng rủi ro- không phải là học sinh có ý định du hoc uc thực sự

 Câu hỏi đặt ra là:

  • Trượt vì tài chính yếu- Vì sao nhiều nơi quảng cáo: du học Úc không cần chứng minh tài chính, và các học sinh đăng kí xin học tại các trường SVP thì  không phải nộp giấy tờ tài chính khi xin visa du học, mà học sinh lại bị từ chối do không đủ năng lực tài chính? Các bạn ứng viên bị trượt này quên mất một vế trong chính sách xét visa: mặc dù không phải nộp giấy tờ tài chính vào VP visa, nhưng VP xét visa giữ quyền kiểm tra năng lực tài chính của ứng viên.

 Ngoài ra, trên thực tế, khi xin học, sinh viên phải điền vào tờ kê khai năng lực tài chính theo yêu cầu của trường. Nếu bạn vô tình hay cố tình làm sai, hoặc nếu công ty tư vấn du học của bạn cố tình hướng dẫn bạn làm sai, nói với bạn rằng không phải chứng minh tài chính, thành ra bạn KHÔNG nói thành CÓ tài chính tốt…, thì rõ ràng, khi bị kiểm tra, bạn sẽ bị lộ là tài chính có vấn đề.

  • Trượt vì “ bị” coi là không có mục đích du học thực sự? Căn cứ vào đâu để đánh giá? Suy nghĩ , ý định của ứng viên là trong đầu ứng viên, vậy VP xét visa có suy diễn, đánh giá vô căn cứ? Trên thực tế, VP xét visa dựa trên một “tổng hòa” các yếu tố để kết luận là bạn có mục đích du học thực sự hay không, một số trong số các yếu tố để đánh giá này là: thân nhân, gia cảnh, tiểu sử học tập, tiểu sử làm việc, trao đổi trực tiếp với ứng viên về mục đích học, hiểu biết của ứng viên về mục đích du học, kế hoạch học tập, chi tiêu- cuộc sống- trường học và các yếu tố khác…

3/ Sinh viên Việt

3/ Sinh viên Việt Nam cần làm gì để được cấp thư mời học- visa du hoc uc– du học thành công? Đơn giản: Hãy là chính minh:

  • Không làm bất cứ giấy tờ giả nào. Điểm của bạn chỉ 5.5? Không lo, vì có trường nhận học sinh 5.5 vào học, bạn tuyệt đối không làm hồ sơ giả, vì như vậy là tự đẩy bạn vào ngõ cụt. Một khi hồ sơ của bạn bị nhận diện là giả, bạn hầu như không có cơ hội khác. Không chỉ Úc mà ở Anh, nếu bạn bị phát hiện là làm hồ sơ giả, bạn bị cấm 10 năm- không được nộp hồ sơ vào Anh;
  • Hãy chỉ du học khi bạn có đủ tài chính: một năm du học cao đẳng tại Úc tốn >= AUD 25,000- 30,000, đại học khoảng >=4 AUD40,000- 50,000 cho ăn, ở, học, đi lại, tiêu vặt. Cao đẳng học trong 2 năm, đại học từ 3-4 năm. Các phụ huynh hãy đừng đẩy con mình ra nước ngoài khi chưa chuẩn bị hòm hòm về tiền nong, hãy thương con mình, làm thêm tuyệt đối không đủ để trang trải ăn/ ở/ học… mà chỉ có thể hỗ trợ một phần;
  • Cần phải có khả năng chứng minh được năng lực tài chính theo cách nào đó: sổ tiết kiệm, bất động sản, thu nhập…Đừng tin các công ty tư vấn du học nếu họ nói với bạn là không chứng minh tài chính hay đảm bảo visa 100%. Nhà trường hoặc VP visa, tại thời điểm nhất định, sẽ hỏi bạn những thông tin về tài chính của bạn, vì vậy, hay chuẩn bị để trình khi cần;
  • Đừng đi du học khi mục đích không phải là du học. Khi bạn bỏ học hay trốn học là khi bạn bắt đầu cuộc sống bất hợp pháp ở nước ngoài. Ở Việt Nam, những người sống bất hợp pháp sống thế nào? Chui nhủi: không dám làm việc/ ăn/ chơi/ yêu… công khai. Ở nước ngoài, một người sống bất hợp pháp cũng vậy. Với chính sách nhập cư ngày càng chặt chẽ, hơp lý, các bạn một khi đã phạm luật sẽ không thể xin định cư. Nếu các bạn bị bắt quả tang đang sống bất hợp pháp, các bạn sẽ bị trục xuất về nước, bị thu tiền nong, bị ghi sổ đen- không được quay lại Úc trong một thời gian và bố mẹ, anh chị em của bạn hay con của bạn sau này muốn vào Úc, sẽ rất khó khăn, do gia đình đã có người có lịch sử vi phạm luật nước Úc;
  • Tìm đến các công ty tư vấn du học nghiêm túc, nếu các bạn cần hỗ trợ về kiến thức, thủ tục du học, du học…. Có thể bạn vẫn nghĩ họ là “cò” du học, nhưng trên thực tế các công ty này được đào tạo bài bản, làm việc có trách nhiệm, có lương tâm và vì học sinh. Họ cũng là những người có kinh nghiệm, có thể giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn… một cách hợp pháp.

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường du học– việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T, email: duhoc@ducanh.edu.vn  Hotline: 09887 09698

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Học bổng giao lưu văn hóa – Cơ hội & Rủi ro (kì 1)

Chương trình học bổng giao lưu văn hóa hiện đang là chương trình “hot” của năm 2013. Nhiều bạn học sinh đến từ các trường phổ thông Top của Hà Nội, Hồ Chí Minh và các thành phố khác đã đăng ký. Để giải đáp thắc mắc của nhiều phụ huynh- học sinh, chúng tôi xin đưa một số thông tin về cả các cơ hội lẫn rủi ro của chương trình để người đọc tham khảo.

Các trường cao đẳng Canada và cơ hội làm việc, học tập

Sinh viên có thể chuyển tiếp từ cao đẳng cộng động hoặc college khác lên đại học để lấy bằng cử nhân, tuy nhiên cần kiểm tra kĩ các thông tin quan trọng: các tín chỉ được công nhận? cầc học thêm bao nhiêu tín chỉ/ môn…Nếu bạn có dự định này, bạn nên kiểm tra trước với chúng tôi để tiện cho việc liên thông, nắm vững lộ trình học tập và chuẩn bị tốt cho việc học.

Bảng quy đổi điểm các bài thi tiếng Anh quốc tế

Tất cả các trường/ cơ quan quốc tế đều công nhận các kết quả IELTS, TOELF, PEARSON, CAMBRIDGE, vì vậy hãy học tốt tiếng Anh chung, và hãy chọn một trong số các loại kỳ thi trên để luyện và thi. Hy vọng bạn sẽ thấy các thông tin dưới đây là hữu ích

Du học New Zealand: tăng quyền làm việc cho du học sinh

Thông tin cập nhật nhất: du học sinh học tiếng Anh tại các trường chất lượng cao tại New Zealand, đăng ký khóa học tối thiểu 14 tuần trở lên, được phép làm thêm 20 giờ/ tuần.

Visa du học Anh và thông tin cập nhật

Giấy tờ để xin visa du học Anh khá đơn giản, tuy nhiên cần logic và hợp pháp. Vi phạm các quy định có tính pháp lý như: hồ sơ không trung thực chẳng hạn, bạn sẽ bị cấm vào Anh trong 10 năm, vì vậy, hiểu biết cơ bản về visa du học Anh là cần thiết.c

Tư duy logic và giải quyết vấn đề có cần ở du học sinh?( Kỳ 2)

Đi du học liệu có cần tư duy logic và tư duy giải quyết vấn đề không? Ở các nước văn minh hiện đại như Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand… pháp luật chặt chẽ thì đâu có thể xảy ra chuyện gì. Tất cả đều được sắp đặt sẵn cho bạn. “Bay đi. Học. Bay về.” Trong kỳ 2 này, tôi chia sẻ một vài điều về nấu ăn và sống với người lạ.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn