Việc làm- định cư tại Ba Lan
Thứ Sáu - 10/09/2021
1. Làm thêm trong khi học:
Kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2015, sinh viên học chính quy bất kể có giấy phép cư trú tạm thời hoặc thị thực, (study permit) có thể làm việc trên lãnh thổ Ba Lan, không cần phải xin giấy phép lao động trong thời gian giấy phép cư trú có giá trị (thị thực hoặc thẻ).
Chính phủ Ba Lan cho phép du học sinh làm thêm full-time 40 giờ/tuần chứ không phải 20 giờ/tuần như hầu hết các quốc gia châu Âu khác. Dĩ nhiên, nếu bạn làm việc 40 giờ sẽ là quá nhiều và ảnh hưởng lớn tới việc học vì vậy chúng tôi khuyến khích các bạn làm việc không quá 20 giờ/tuần.
Sinh viên có thể đi làm thêm trong suốt quá trình học tập với các công việc cơ bản như phụ bếp, trông cửa hàng, bồi bàn tại quán cafe/ nhà hàng,… Tuy nhiên, để xin được công việc một cách dễ dàng hơn, các bạn sẽ cần thành thạo tiếng Anh (nên có khả năng giao tiếp một chút tiếng Ba Lan), đồng thời hiểu về văn hóa và đời sống của người dân nơi đây.
2. Cơ hội tìm việc và định cư sau khi ra trường:
Theo Trung tâm phát triển và định hướng nghề nghiệp của Châu Âu (CEDEFOP), đến năm 2025 nhu cầu nhân lực có trình độ cao (bậc cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ) sẽ tăng 41,5% so với năm 2015, ngoài ra cũng trong thời gian đó thì số lượng lao động người Ba Lan sẽ bị giảm từ 1,3% đến 5% bởi tình trạng dân số già.
Theo một báo cáo khác của Liên đoàn doanh nghiệp Ba Lan (ZPP), nền kinh tế này cần thêm khoảng 5 triệu lao động để có thể duy trì tăng trưởng trong vòng 30 năm tới nhưng Ba Lan đang đối mặt với tình trạng di cư của khoảng 2 triệu thanh thiếu niên Ba Lan có hàm lượng chất xám cao đến các thị trường Châu Âu như Đức, Pháp, Ý….
Do đó đây là cơ hội tốt cho các sinh viên quốc tế nói chung và du học sinh Việt Nam nói riêng khi muốn làm việc tại Ba Lan và định cư tại châu Âu sau khi tốt nghiệp Đại học tại đây.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.
Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh